Tucker tường thuật rằng trong khoảng 70% trường hợp trẻ em tuyên bố nhớ được kiếp trước, người đã khuất chết vì một nguyên nhân không tự nhiên, cho thấy cái chết đau thương có thể liên quan đến giả thuyết về sự sinh tồn của phàm ngã. Ông còn chỉ ra khoảng thời gian giữa cái chết và sự tái sinh rõ ràng trung bình là 16 tháng và các vết bớt bất thường có thể khớp với vết thương chí mạng mà người chết phải gánh chịu.
Tucker đã phát triển Thang đo Cường độ Trường hợp (S.O.C.S.), đánh giá những gì Tucker coi là bốn khía cạnh của những trường hợp tái sinh tiềm năng:
“(1) liệu nó có liên quan đến các vết bớt/khuyết tật tương ứng với tiền kiếp được cho là hay không;
(2) độ tin cậy của những lời kể về tiền kiếp;
(3) các hành vi xác đáng khi chúng liên quan đến tiền kiếp;
(4) đánh giá về khả năng có mối liên hệ giữa đứa trẻ kể về tiền kiếp và kiếp sống được cho là từ trước đó nữa”.
Giới phê bình cho rằng không có lời giải thích vật chất nào cho sự tồn tại của phàm ngã, nhưng Tucker gợi ý rằng cơ học lượng tử có thể đưa ra một cơ chế mà ký ức và cảm xúc có thể chuyển đổi từ kiếp này sang kiếp khác.
Kể từ khi tiếp quản công việc nghiên cứu về những ký ức tiền kiếp được công bố từ Stevenson vào năm 2002, Tucker nhận lời mời phỏng vấn về tái sinh qua ấn phẩm truyền thông và đài phát thanh truyền hình ở Hoa Kỳ, Vương quốc Liên hiệp Anh và Canada. Nhiều trường hợp mà ông nghiên cứu đã được dựng thành phim.
Có rất nhiều tác giả đã viết về đầu thai và gần như lúc nào cũng khẳng định nó là có thật, một trong số họ thậm chí còn miêu tả hẳn quá trình của nó; một số khác lại cho rằng đầu thai là một điều ngớ ngẩn. Rất ít người trong số những tác giả này tỏ ra quan tâm đến việc đi tìm bằng chứng ủng hộ hoặc bác bỏ hiện tượng đầu thai.
Trong cuốn sách “Tiền kiếp có hay không” của tác giả Jim B.Tucker cũng viết về khả năng ghi nhớ tiền kiếp ở trẻ nhỏ. Theo tác giả “Một số trẻ nhỏ nói rất nhiều chi tiết về kiếp trước của mình và thường miêu tả cách mình đã chết như thế nào. Đúng là trẻ nhỏ thì rất hay nói và chúng ta có thể nghĩ đơn giản là các em đang tưởng tượng. Nhưng, giả sử có người lắng nghe các em nói và sau đó thử tìm hiểu xem những sự kiện các em miêu tả có từng xảy ra thật hay không thì sao? Và giả sử khi đến những địa điểm bọn trẻ đã kể ra, những người đó phát hiện thấy những điều các em nói về sự kiện trong quá khứ là có thật thì sao?”
Cuốn sách bao gồm 10 chương:
Chương 1: Những đứa trẻ có ký ức về cuộc sống kiếp trước.
Chương 2: Quá trình điều tra
Chương 3: Những cách giải thích cần xem xét
Chương 4: Bị đánh dấu cả đời
Chương 5: Nhớ về quá khứ
Chương 6: Những hành vi khác thường
Chương 7: Nhận ra những gương mặt quen thuộc
Chương 8: Kí ức về khoản thời gian giữa hai kiếp
Chương 9: Những quan điểm trái ngược
Chương 10: Các kết luận và suy đoán
Dịch giả: Hoàng Mai Hoa
Hiệu đính: Đỗ Hoàng Tùng
Số trang: 332
—————————-
PHÒNG SÁCH TÂM LÝ HỌC – PSYCHOLOGY VN
https://vientamlyhocnhanvan.com/
Hotline/Zalo 0365 797 485
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.