😍😍 Trong phần đầu của cuốn sách, “Khống chế cảm xúc” trình bày những kiến thức hoàn toàn mới của các nhà tâm lý học trong việc hiểu rõ cảm xúc, điều chính cảm xúc và cách để đạt được niềm vui hạnh phúc. Trong phần này bạn sẽ được tìm hiểu về sự tác động qua lại giữa Phật giáo và tâm lý học tiến hóa, tác dụng bất ngờ của Triết học khắc kỷ và phân dạng toán học trong việc điều chỉnh cảm xúc cũng như sự đối chọi gay gắt giữa hai khái niệm giáo dục tự tôn và giáo dục tự cường
😍😍 Phần hai của cuốn sách, “Tối ưu hóa cảm xúc”, tập hợp một loạt những kiến thức mới và suy ngẫm về học tập, tư duy và cách giải quyết vấn đề. Trong phần này bạn sẽ học được cách khiến tư duy trở nên linh hoạt hơn thông qua phương pháp chuyển đổi tư duy, khả năng tư duy lý tính được bảo vệ hay bị tổn thương như thế nào, trò chơi điện tử và giấc ngủ có thể cải thiện năng lực học tập như thế nào và công thức để trau dồi tư duy sáng tạo.
😍😍 Trong phần ba của cuốn sách, “Hành động khôn ngoan”, chúng ta sẽ tìm hiểu về những kiến thức khoa học mới giúp rền luyện ý chí, cải thiện cách biểu đạt của hành vi giao tiếp xã hội. Phần này sẽ giới thiệu các chiến thuật và chiến lược giúp nâng cao hiệu quả giao tiếp xã hội. các phương pháp tâm đắc của chuyên gia thuyết phục và nhà thiết kế trải nghiệm, tìm hiểu nguyên tắc giúp tăng khả năng tự chủ như: bên ngoài chặt chẽ, bên trong thả lỏng và bỏ gần tìm xa.
Tâm lý học đang là lĩnh vực được xã hội quan tâm, ngày càng có nhiều người tìm hiểu và mong muốn dấn thân phát triển trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đây cũng chính là bộ môn khoa học rất dễ bị hiểu nhầm.
Nhiều người lầm tưởng rằng phát hiện vĩ đại nhất về bản chất con người đã được những bậc thầy đi trước khai thác hết. Nhưng trên thực tế, cuộc sống ngày càng phát triển nhanh chóng, tâm lý con người cũng biến đổi không ngừng và vô cùng phức tạp. Do đó, những hiểu biết sâu sắc nhất về bản chất con người chưa hẳn đã nằm trong tác phẩm của các bậc tiền nhân, mà có thể đang được các nhà tâm lý học đương đại khám phá, phát hiện thông qua các thử nghiệm, dự án nghiên cứu,
Vì thế thay vì những bộ sách tâm lý học kinh điển, lĩnh vực tâm lý học hiện đại sẽ giúp bạn thay đổi diện mạo của mình để phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Cuốn sách “Tâm lý học hiện đại – Nhìn thấu tâm can, thay đổi tâm trí” do Tiến sĩ Tâm lý học – Nguỵ Tri Siêu cùng Thạc sĩ Tâm lý học Ứng dụng – Vương Hiểu Vy chắp bút sẽ mang đến những giá trị sâu sắc, cũng như thể hiện thái độ cầu thị, không ngừng tiến lên phía trước của tâm lý học.
Cuốn sách trình bày hàng loạt kiến thức mới của các nhà tâm lý học thông qua ba yếu tố cốt lõi cấu thành nên tâm trí con người gồm: tri (tư duy và kiến thức), tình (cảm xúc và tình cảm), ý (ý chí và hành động). Sau từng phần, độc giả sẽ được tìm hiểu rõ hơn về cách điều chỉnh cảm xúc, cách khiến tư duy trở nên linh hoạt hơn thông qua phương pháp chuyển đổi tư duy, hay chiến lược giúp nâng cao hiệu quả giao tiếp xã hội,ưới góc nhìn tâm lý học.
Bên cạnh đó, các thông tin trong “Tâm lý học hiện đại – Nhìn thấu tâm can, thay đổi tâm trí” được hai tác giả truyền tải một cách dễ hiểu, trực quan nhằm giúp ai cũng có thể tiếp thu một cách dễ dàng. Qua đó, bạn đọc sẽ thích thú nhận thấy rằng, hoá ra tâm lý học “hiện đại” đang giúp con người cải thiện cuộc sống hiệu quả và liên tục khám phá tiềm năng của con người.
Hy vọng những kiến thức khoa học “kiểu mới” được giới thiệu trong cuốn sách này có thể giúp bạn thích nghi với cuộc sống và làm chủ bản thân tốt hơn.
Ấn tượng đầu tiên của một ai đó có đáng tin cậy không? Biểu hiện của việc giao tiếp kém gồm những loại nào?
Chúng ta có thể khái quát 4 kiểu người thích ở nhà khác nhau: Kiểu hướng nội, kiểu sợ xã hội, kiểu thờ ơ, kiểu lúng túng. Chúng tôi sẽ phân tích để thấy rằng chỉ có loại cuối cùng của muốn ở nhà, do lúng túng mới là thiếu “khả năng” giao tiếp xã hội một cách khách quan và có thể được coi là thực sự “không giỏi giao tiếp xã hội“. Còn 3 kiểu còn lại là bởi những lý do tâm lý khiến họ xa lánh xã hội.
(Trong cuốn sách: “Chứng lúng túng trong giao tiếp” của mình, nhà tâm lý học người Mỹ gốc Nhật Ty Tashiro đã mô tả tình huống xấu hổ của một người thực sự không giỏi giao tiếp. Những người chỉ thích ở nhà, hiếm khi ra khỏi nhà kiểu này được gọi là người lúng túng trong giao tiếp (awkward people). Bản thân Ty Tashiro là một một người lúng túng trong giao tiếp điển hình)
Với “Tâm lý học Hiện đại”
Sách khác của Ngụy Tri Siêu: “Tâm Lý Học – Giải Mã Qua Góc Nhìn Điện Ảnh” (https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/tam-ly-hoc-giai-ma-qua-goc-nhin-dien-anh/)
“KHỔ ĐAU” BẮT NGUỒN TỪ SỰ BÓP MÉO CỦA HIỆN THỰC
Căn nguyên của khổ đau là từ đâu? Từ quan điểm siêu hình của Phật giáo, “khổ đau” bắt nguồn từ “vô minh”. “Minh” ở đây là rõ ràng có thể nhìn thấy. Vô minh có nghĩa là chúng ta không thể nhìn thấy và chẳng thể thấy rõ.
Chúng ta không thể nhìn thấy điều gì? Không thấy được rằng cảm xúc và cảm nhận của con người với thế giới hóa ra không phải là phản ứng thực sự. Thực ra chúng ta đang đeo một cặp kính râm để nhìn nhận thế giới. Dáng vẻ thật sự của thế giới này đã bị bóp méo bởi nhận thức của con người và nguồn gốc của khổ đau bị ẩn giấu trong chính sự méo mó đó.
Vậy thì cảm xúc và cảm nhận của con người đã bóp méo thế giới như thế nào? Người có thể thực sự trả lời câu hỏi này có lẽ không phải Đức Phật mà là những nhà tâm lý học tiến hóa. Theo quan điểm của tâm lý học tiến hóa, sự biến dạng trong cảm xúc và cảm nhận của con người đối với thế giới thực chủ yếu là do ba nguyên nhân chính có liên quan mật thiết đến quá trình tiến hóa của con người. Chúng lần lượt là “không hợp thời”, “thần kinh quá nhạy cảm”, “không bao giờ thỏa mãn”. Ba cặp kính râm này chính là căn nguyên dẫn đến đau khổ.
Với “Tâm Lý Học Hiện Đại – Nhìn Thấu Tâm Can, Thay Đổi Tâm Trí”.
Con người rơi vào tình trạng buồn bã, họ dễ mắc phải ba sai lầm trong nhận thức
Nhà tâm lý học Martin Seligman phát hiện ra rằng khi con người rơi vào tình trạng buồn bã, họ dễ mắc phải ba sai lầm trong nhận thức:
Kiểu nhận thức sai lầm đầu tiên được gọi là cá nhân hóa (personalization): Đó là nghĩ rằng những điều tồi tệ xảy ra đều là do bản thân mình. Chẳng hạn, nhiều người sẽ rơi vào tình trạng tự trách bản thân quá mức: Nếu lúc đó thay đổi phương pháp điều trị thì người thân đã có thể khỏi bệnh, nếu lúc đó mình không gọi điện cho anh ấy thì có lẽ anh ấy đã tránh được tai nạn xe cộ rồi. Tất nhiên những điều này không đúng.
Kiểu nhận thức sai lầm thứ hai được gọi là lan tỏa hóa (pervasiveness): Tin rằng những sự việc tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Sau khi người thân qua đời, họ cảm thấy mọi mặt cuộc sống của mình đều đen đủi, thất bại. Sự thật có lẽ không tồi tệ đến vậy.
Kiểu nhận thức sai lầm thứ ba được gọi là vĩnh cửu hóa (permanence): Cho rằng ảnh hưởng của sự việc đó sẽ còn mãi, có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ được vui vẻ, hạnh phúc lại như trước nữa. Điều này thường cũng không đúng.
Trong cuốn sách “Một lựa chọn khác”, COO Sheryl Sandberg của Facebook đã gọi ba nhận thức sai lầm này là bẫy 3P. Mọi người dễ dàng rơi vào những cái bẫy này khi họ gặp chuyện đau buồn.
———–
Trong “Tâm lý học hiện đại” – Tiến sĩ Ngụy Tri Siêu, giảng viên Khoa Tâm lý của Đại học Ninh Ba (TQ), GV thỉnh giảng tại Đại học California (UC Davis)
—————————-
PHÒNG SÁCH TÂM LÝ HỌC
https://vientamlyhocnhanvan.com/
Hotline/Zalo 0365 797 485
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.