“Tâm bệnh học” giới thiệu tính phổ quát của các đề mục trong môn học tâm lý tâm thần, cũng như tính chuyên sâu và súc tích về các phần nội dung chuyên ngành, do đó nó sẽ là tập tài liệu tham khảo bổ ích cho các sinh viên và chuyên viên đang học tập, làm việc hoặc giảng dạy trong ngành tâm thần tâm lý.
Sách gồm 12 chương. Năm chương đầu đề cập đến những vấn đề tổng quát liên quan đến các khái niệm về lý thuyết, đánh giá, phân loại, chẩn đoán, và các phương pháp chữa trị các trường hợp rối loạn tâm lý tâm thần. Bảy chương sau trình bày đầy đủ chi tiết về các chứng bệnh tâm thần phổ thông thuộc mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người già. Mỗi chương đều độc lập về nội dung, do đó độc giả sẽ không gặp trở ngại gì khi không muốn đọc theo đúng trình tự từng chương sách đã được sắp xếp.
“Thực tế cho thấy một hành vi được cho là bình thường hay bất thường phần lớn đều tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người, vào tính chất của mỗi nền văn hóa, đặc điểm của mỗi thời đại, và điều kiện của mỗi hoàn cảnh riêng.
Chẳng hạn, người phương Tây xem hành động tránh né, không nhìn thẳng vào mắt đối tượng trong khi đang đối thoại là một cử chỉ bất bình thường, đáng nghi ngờ. Trái lại văn hóa Đông phương lại cho thái độ đó là rất bình thường, không nhìn thẳng vào mắt đối tượng là một cử chỉ lễ độ, là thể hiện sự tôn kính đối với người đối thoại. Một số bộ lạc trong 28 quốc gia Ở châu Phi trước đây có tục lệ bắt buộc người con gái khi đến tuổi dậy thì phải tham dự một buổi lễ trong đó họ bị người trưởng tộc cắt một đường dao vào giữa âm đạo cho tươm máu để từ đó người con gái được thừa nhận là một phụ nữ đã trưởng thành. Ngược lại, văn hóa Đông phương cho rằng trinh tiết của phái nữ phải được giữ gìn cho đến khi lấy chồng mới là chuyện bình thường.
Vì thế sự phân biệt những hiện tượng tâm lý bình thường và những hiện tượng tâm lý không bình thường không thể được quan niệm một cách đơn giản như khi so sánh sự khác biệt giữa hai màu trắng và đen. Giữa hai hiện tượng bình thường và bất thường của tâm lý, trong nhiều trường hợp, không có ranh giới rô ràng và dứt khoát để phân biệt. Có người cho rằng lần ranh để có sự phân biệt giữa chúng cũng được trải rộng như là khoảng thời gian kéo dài của một buổi hoàng hôn, nghĩa là kể từ lúc trời ngả về chiều, không ai biết rõ lúc nào là lúc bầu trời thật sự tối hẳn, mặc dù ngày và đêm là hai sự kiện rất dễ phân biệt.
Đó là lý do tại sao Sách hưởng dẫn phân loại và chẩn đoán bệnh tâm thần – DSM của hội chuyên gia tâm thần Hoa Kỳ, APA, cũng tránh không đề cập đến vấn đề xác định ranh giới dứt khoát giữa hai hiện tượng tâm lý bình thường và tâm lý không bình thường.
Sách cũng không gợi ý là phải có sự khác biệt hoàn toàn giữa các loại bệnh tâm thần với nhau, có nghĩa là nhiều loại bệnh tâm thần khác nhau vẫn có thể cùng chia sẻ một số triệu chứng tương tự nhau.
Sách DSM chỉ nhấn mạnh rằng những hiện tượng hay triệu chủng tâm lý được xem là bất thường hay bệnh chỉ khi nào chúng thật sự gây ra sự buồn khổ, rối loạn, và thiệt hại đến các chức năng sinh hoạt bình thường cho cá nhân, bao gồm khả năng suy nghĩ, cảm nhận, quan hệ, giao tiếp, làm việc, và sức khoẻ nói chung”.
———-
Trong “Tâm bệnh học” của TS. Phạm Toàn.
Sách khác của TS. Phạm Toàn
- “Hướng dẫn chẩn đoán tâm lý tâm thần theo DSM-5“: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/huong-dan-chan-doan-tam-ly-tam-than-theo-dsm-5/
- “Thấu hiểu và hỗ trợ trẻ tự kỷ”: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/thau-hieu-va-ho-tro-tre-tu-ky/
- “Tâm lý học trẻ em”: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/tam-ly-hoc-tre-em/
Tiến sĩ Phạm Toàn cho biết, các bệnh tâm lý tâm thần trên thế giới hiện có hai cách điều trị chính: dùng thuốc, và tâm lý trị liệu. Ông phát biểu tại buổi ra mắt sách, rằng: “Tôi thú nhận hai cách này chữa lâu dài nhưng kết quả rất khó nói sẽ đến đâu. Thuốc thì cầm cự các triệu chứng thôi chứ không chữa được bệnh đó. Tâm lý trị liệu thì đòi hỏi sự hợp tác của người bệnh và khả năng của người chữa. Các quốc gia Tây phương đã để dành nguồn vốn riêng để chữa các bệnh tâm lý tâm thần cho người dân, vì đây là những loại bệnh khó chữa hết được. Hy vọng chính quyền và các đơn vị tư nhân ngày càng để ý vấn đề này”.
Liên quan đến các cơ sở tự giới thiệu sẽ chữa hết các chứng trầm cảm, tự kỷ hay các rối loạn tâm lý tâm thần hiện nay tại Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Toàn cho biết: ở Mỹ và các nước phương Tây không cho phép bác sĩ hay chuyên gia tự quảng cáo rằng mình chữa hết hay điều trị dứt các chứng bệnh đó. “Họ chỉ cho phép mình tự giới thiệu là chuyên gia về lĩnh vực này”.
————————-
VIỆN TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN
Websit: https://vientamlyhocnhanvan.com/
Email: vientamlyhocnhanvan@gmail.com
Youtube: https://www.youtube.com/@vientamlyhocnhanvanihp
Facebook: https://www.facebook.com/vientamlyhocnhanvan
Hotline/zalo: 0365 797 485
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.