Sách bao gồm 5 chương:
Chương 1: Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh: Toàn bộ chương này chỉ ra các tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng về trầm cảm ở PNSS, giới thiệu thang đo và phân tích kết quả về trầm cảm ở PNSS
Chương 2: Rối loạn lo âu ở PNSS: Phân tích các biểu hiện lâm sàng về rối loạn lo âu ở PNSS: biểu hiện lâm sàng của GAD, biểu hiện lâm sàng của PD; biểu hiện lâm sàng của OCD và biểu hiện lâm sàng của PTSD ở PNSS; Các thang đo GAD – PD – OCD – PTSD
Chương 3 và chương 4: Thang đo và phân tích kết quả của việc tự đánh giá và cảm nhận hạnh phúc khi có con của PNSS; Các cách ứng phó của PNSS.
Chương 5: Can thiệp tâm lý cho PNSS có rối loạn lo âu và trầm cảm. Toàn bộ chương cuối giới thiệu các cách tiếp cận can thiệp trên thế giới về rối loạn lo âu và trầm cảm. Tiếp cận các mô hình can thiệp cho PNSS có rối loạn lo âu và trầm cảm.
———————
VIỆN TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN
Websit: https://vientamlyhocnhanvan.com/
Facebook: https://www.facebook.com/vientamlyhocnhanvan
Youtube: https://www.youtube.com/@vientamlyhocnhanvan
Email: vientamlyhocnhanvan@gmail.com
Hotline/zalo: 0365 797 485
Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của rối nhiễu tâm lý ở phụ nữ sau sinh đến con cái của họ:
– Giai đoạn dễ nhạy cảm nhất với trầm cảm của mẹ là khi trẻ 2 – 4 tháng tuổi, trẻ khoảng từ 2 – 4 tháng tuổi thường xuyên gắn bó với mẹ bị trầm cảm sẽ gặp nhiều rối nhiễu về nhận thức và cảm xúc hơn so với trẻ có mẹ không bị trầm cảm (nghiên cứu của Murray (1996).
– Phụ nữ sau sinh có trầm cảm vào khảng 2 tháng sau sinh có nguy cơ ảnh hưởng đến trọng lượng của trẻ dưới 18 tháng tuổi (nghiên cứu của Tomlinson ở Nam Phi).- Trầm cảm của người mẹ trong giai đoạn sơ sinh gây ra chứng chậm ngôn ngữ ở trẻ nhỏ và rối loạn hành vi cũng như kỹ năng tiền học đường hoặc sự phát triển ngôn ngữ nghèo nàn trong những năm tiếp theo (nghiên cứu của Field 1997 và Quevedo 2013)
“Theo Miller (2002), Hippcocrates đã ghi nhận sự liên hệ giữa giai đoạn sau sinh và rối nhiễu cảm xúc.
Mối liên hệ này chính thức được đưa vào danh mục bệnh tâm thần năm 1994 – Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần – DSM-IV, xác định trầm cảm khởi phát giai đoạn đầu trong vòng 4 tuần sau sinh. Khoảng thời gian này tương ứng với những thay đổi nội tiết tố nhanh chóng góp phần gây nên trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.
Tuy nhiên, do yếu tố tâm lý – xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra trầm cảm sau sinh nên hầu hết các nhà nghiên cứu công nhận giai đoạn hậu sản kéo dài đến 6 tháng sau khi sinh”
….
Trong: “Phụ nữ sau sinh – Rối nhiễu tâm lý và biện pháp hỗ trợ”
** Nghiên cứu cũng tập trung làm sáng tỏ những biến đổi về mối quan hệ của PNSS (phụ nữ sau sinh) với gia đình chồng của họ sau khi có em bé.
Trong tổng số khách thể nghiên cứu thì phần lớn phụ nữ đánh giá rằng mối quan hệ giữa họ với gia đình chồng không có sự thay đổi từ khi em bé chào đời (chiếm 56,1%).
Bên cạnh đó, có khoảng 1/3 phụ nữ (chiểm 33,6%) nhận thấy sự ra đời của trẻ cải thiện mối quan hệ của họ với gia đình chồng
Tuy nhiên, cũng có 10,4% phụ nữ cho rằng mối quan hệ này trở nên xấu hơn khi họ có em bé.
Kết quả này đặt ra yêu cầu tìm kiếm những yếu tố có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với sự thay đổi trong mối quan hệ với gia đình chồng của PNSS.
** Nghiên cứu cũng ghi nhận rằng có sự khác biệt trong đánh giá của người phụ nữ về mối quan hệ với gia đình chồng dựa theo hoàn cảnh sống của họ (Bảng số liệu 4.4, tr232)
+ Những phụ nữ ở riêng có tỉ lệ đánh giá tích cực về mối quan hệ với gia đình chồng là cao nhất (36,3%), đồng thời với điều đó, đây cũng là nhóm có tỉ lệ đánh giá mối quan hệ với gia đình chồng “ xấu đi” là thấp nhất (7,2%).
Có thể việc ở riêng giúp họ tránh những va chạm không đáng có với gia đình chồng nên họ nhìn nhận mối quan hệ này tích cực hơn.
+ Ngược lại, khi PNSS ở cùng cha mẹ đẻ thì tỉ lệ đánh giá mối quan hệ với gia đình chồng là “xấu đi đạt 14,5% (cao nhất trong các hoàn cảnh sống), trong khi tỉ lệ PNSS cho rằng mối quan hệ này theo chiều hướng “tốt lên” chỉ là 24,3% (thấp nhất trong các hoàn cánh sống).
Kết quả này đặt ra câu hỏi phải chăng chính vì mối quan hệ không tốt với gia đình chồng nên người phụ nữ mới chọn ở nhà cha mẹ đẻ sau khi sinh con? Hay vì các cặp vợ chồng này vốn đã có cuộc sống hôn nhân gắn với cha mẹ vợ nên việc sinh con cũng không cải thiện sự gắn bó giữa người vợ với gia đình chồng?
** Về mối liên hệ giữa việc gia đình chồng có chăm sóc người phụ nữ trong thời gian đầu sau sinh đến đánh giá của họ về mối quan hệ với gia đình chồng kết quả cho thấy có mối liên hệ có ý nghĩa giữa hai biến này (biểu đồ 4.4, tr233)
+ Trong số những phụ nữ cho rằng mối quan hệ với gia đình chồng là “xấu đi” sau khi họ có em bé, chỉ có 8,2% phụ nữ được gia đình chồng chăm sóc và giúp đỡ trong việc chăm con nhỏ. Tỉ lệ này là 11,4% ở những phụ nữ không có sự giúp đỡ từ gia đình chồng
+ Ngược lại, ở nhóm phụ nữ đánh giá mối quan hệ với gia đình chồng là “tốt lên”, có đến 40,2% phụ nữ được gia đình chồng chăm sóc sau sinh. Tỉ lệ này là 30,2% ở những phụ nữ không nhận được sự giúp đỡ từ gia đình chồng
** Nghiên cứu cũng ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong sự đánh giá về mối quan hệ với gia đình chồng giữa nhóm phụ nữ có rối nhiễu tâm lý sau sinh và nhóm phụ nữ không có rối nhiễu tâm lý (bảng 4.5, tr235)
+ Trong 5 loại rối nhiễu tâm lý mà nghiên cứu đề cập tới (OCD, PDD, GAD, PD, PTSD), chỉ có duy nhất rối loạn OCD không có mối liên hệ với những đánh giá của PNSS về mối quan hệ của họ với gia đình chồng.
+ Ở 4 dạng rối nhiễu tâm lý còn lại, trong đánh giá là mối quan hệ “xấu đi”, tỉ lệ PNSS tập trung cao hơn ở nhóm có rối nhiễu
+ Ngược lại, trong đánh giá là mối quan hệ thay đổi theo chiều hướng “tốt lên”, tỉ lệ phụ nữ lại tập trung đông hơn ở nhóm không có rối nhiễu.
Có thể việc mắc rối nhiễu tâm lý sau sinh khiến phụ nữ đánh giá tiêu cực về các mối quan hệ hơn.
Tóm lại, có sự thay đổi trong đánh giá về mối quan hệ với gia đình chồng của người phụ nữ sau khi sinh con. Theo đó, tỉ lệ phụ nữ cảm nhận sự thay đổi theo hướng tích cực là nhiều hơn so với tỉ lệ phụ nữ cảm nhận sự thay đổi theo hướng tiêu cực.
Trong số các điều kiện sống thì những phụ nữ ở cùng cha mẹ ruột và không nhận được sự trợ giúp của gia đình chồng có tỉ lệ đánh giá mối quan hệ với gia đình chồng là ” xấu đi” cao hơn so với các điều kiện khác.
Những phụ nữ có rối nhiều tâm lý sau sinh cùng tập trung đông hơn ở nhóm nhìn nhận mối quan hệ với gia đình chồng là “xấu đi” so với nhóm không có rồi nhiều tâm lý.
GIỚI THIỆU 20 CUỐN SÁCH
VỀ CÁC CHỨNG RỐI LOẠN TÂM THẦN
1/ Các Rối Loạn Tâm Thần – Cấp Cứu Và Điều Trị: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/cac-roi-loan-tam-than-cap-cuu-va-dieu-tri/
2/ Chẩn Đoán, Điều Trị Các Rối Loạn Tâm Thần Và Hành Vi: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/chan-doan-va-dieu-tri-cac-roi-loan-tam-than-va-hanh-vi/
3/ Rối Loạn Tâm Thần Ở Người Cao Tuổi: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/roi-loan-tam-than-o-nguoi-cao-tuoi/
4/ Rối Loạn Tâm Thần Ở Trẻ Em: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/roi-loan-tam-than-o-tre-em/
5/ Tâm Bệnh Học: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/tam-benh-hoc-dang-hoang-minh/
6/ Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/tam-benh-hoc-tre-em-lua-tuoi-mam-non/
7/ Hướng Dẫn Chẩn Đoán Tâm Lý Tâm Thần Theo DSM-5: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/huong-dan-chan-doan-tam-ly-tam-than-theo-dsm-5/
8/ Rối Loạn Lo Âu: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/roi-loan-lo-au/
9/ Rối Loạn Giấc Ngủ: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/roi-loan-giac-ngu/
10/ Rối Loạn Trầm Cảm: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/roi-loan-tram-cam/
11/ Rối Loạn Lưỡng Cực – Chẩn Đoán Và Điều Trị: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/roi-loan-luong-cuc-chan-doan-va-dieu-tri/
12/ Rối loạn trầm cảm trong bệnh lý tiêu hoá dạ dày – ruột: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/roi-loan-tram-cam-trong-benh-ly-tieu-hoa-da-day-ruot/
13/ Rối Loạn Căng Thẳng Hậu Chấn Thương PTSD – Chẩn Đoán – Lượng Gía – Trị Liệu: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/roi-loan-cang-thang-hau-chan-thuong-ptsd-chan-doan-luong-gia-tri-lieu/
14/ Tâm Lý Học Về Rối Loạn Nhân Cách Né Tránh: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/tam-ly-hoc-ve-roi-loan-nhan-cach-ne-tranh/
15/ Phụ Nữ Sau Sinh – Rối Nhiễu Tâm Lý Và Biện Pháp Hỗ Trợ: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/phu-nu-sau-sinh-roi-nhieu-tam-ly-va-bien-phap-ho-tro/
16/ Công Tác Xã Hội Với Học Sinh Có Vấn Đề Sức Khỏe Tâm Thần: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/cong-tac-xa-hoi-voi-hoc-sinh-co-van-de-suc-khoe-tam-than/
17/ Sang Chấn Tâm Lý – Hiểu Để Chữa Lành: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/sang-chan-tam-ly-hieu-de-chua-lanh/
18/ Chữa Lành Sau Sang Chấn – Ứng dụng tâm lý học toàn diện để chữa lành tổn thương: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/chua-lanh-sau-sang-chan-ung-dung-tam-ly-hoc-toan-dien-de-chua-lanh-ton-thuong/
19/ Chữa Lành Những Sang Chấn Tuổi Thơ: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/chua-lanh-nhung-sang-chan-tuoi-tho/
20/ Bảo Vệ Trẻ Trước Chấn Thương Tâm Lý: https://vientamlyhocnhanvan.com/san-pham/bao-ve-tre-truoc-chan-thuong-tam-ly/
Trân trọng giới thiệu!
VIỆN TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN
Websit: https://vientamlyhocnhanvan.com/
Facebook: https://www.facebook.com/vientamlyhocnhanvan
Youtube: https://www.youtube.com/@vientamlyhocnhanvan
Email: vientamlyhocnhanvan@gmail.com
Hotline/zalo: 0365 797 485
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.