Tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng, Đặng Hoàng Ngân, tài trợ của Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Theo Quỹ Sức khoẻ Tâm thần (MHF, 2010), cứ 4 người lớn thì người Anh lại thực hành thiền và 50% sẽ quan tâm đến việc học tập để hành thiền như một phương tiện để đối phó với căng thẳng và cải thiện sức khoẻ. Hơn nữa, khoảng 75% các bác sĩ đa khoa tại Vương quốc Anh tin rằng thiền định có lợi cho những người có vấn đề về sức khoẻ tâm thần (MHF, 2010; dần theo Shonin & Van Gordon, Griffiths 2014).
Con số thấp hơn được báo cáo ở Mỹ, hơn 20 triệu người (chiếm 6,5% dân số) thực hành thiền định (Elias, 2009). Sự thực hành chánh niệm dựa trên Phật giáo, dưới dạng liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm (MBCT, Segal, Williams, & Teasdale, 2002) hiện nay được ủng hộ bởi cả Viện Y – và Chăm sóc Quốc gia (2009) và Hội Tâm thần học Hoa Kỳ (2010) để điều trị các rối loạn tâm thần. Cũng theo Shonin & Cs, (2014 trong năm 2012, gần 500 bài báo khoa học liên quan đến chánh niệm đã được xuất bản, so với chỉ 50 bài xuất bản 10 năm trước đó, năm 2002).
Hơn thế, trong 5 năm qua, các nguyên lý khác của Phật giáo như tình yêu thương, lòng từ bi, vô ngã đã được tích hợp vào một loạt các can thiệp tâm bệnh học và được phát triển một cách có chủ đích (Gilbert, 2009; Johnson và CS, 2011; Pace và CS, 2012; Shonin và cs, 2013). Tất cả những con số và xu hướng này nói lên rằng, Phật giáo thực sự đang được áp dụng mạnh mẽ trong tâm lý học nói chung và trong tâm lý trị liệu nói riêng.
Trân trọng giới thiệu cuốn sách: “Phật giáo và sức khỏe tâm lý” – Tác giả: Nguyễn Thị Minh Hằng (chủ biên) và Đặng Hoàng Ngân, dưới sự tài trợ của Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.
—————————-
PHÒNG SÁCH TÂM LÝ HỌC
www.psychology.edu.vn
Hotline/Zalo 0365 797 485
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.