“NHỮNG CẢM XÚC BỊ DỒN NÉN” CỦA NHÀ PHÂN TÂM HỌC ISADOR HENRY CORIAT.
Cuốn sách “Những cảm xúc bị dồn nén” của Isador Henry Coriat được coi như một tâm bản đồ nhói lòng nhưng sinh động giúp bạn đi vào thẳm sâu những bí mật ngóc ngách của tâm hồn. Chìa khóa giúp cho con người tự thấu hiểu những nỗi ấm ức vô hình bóp nghẹt trái tim mỗi ngày.
Cảm xúc bị dồn nén như một bức tường, một tấm khiên bảo vệ tinh thần con người khỏi nỗi khổ đau. Rủi thay, nếu nó thất bại, sẽ gây nên chứng rối loạn thần kinh nghiêm trọng.
Nền văn minh hiện đại phải gánh chịu một lời nguyền khủng khiếp (do nó tự gây ra): Con người còn sống liên miên trong những mâu thuẫn tinh thần, giữa lí trí và cảm xúc, ý thức và vô thức. Và cái Ác càng trở nên hùng mạnh hơn. Cả người bị hại lẫn kẻ gây hại trong trường hợp này đều chỉ là nạn nhân của một ‘‘kẻ’’ khác vô hình mà bạo ngược hơn: Những cảm xúc đau khổ bị nén lại trong con người. Sự thật sau cùng là tổn thương.
Một người chỉ trở nên mạnh mẽ và sáng suốt khi đã thực sự nhận biết và thấu hiểu tất cả những cảm xúc dồn nén của mình, những nỗi đau khổ và bất hạnh của mình, chấp nhận chúng và lôi chúng ra ánh sáng, chứ không phải tự ru mình bằng những lời hô hào suông về một thứ sức mạnh ý chí, tinh thần nào, hay bằng việc tìm đến trú ngụ trong những tổ chức tôn giáo cực đoan.
Nhà phân tâm học – một nhà trị liệu, khi tiếp cận vấn đề dòn nén này, cần phải có một tâm trí trong sạch như bàn tay của nhà giải phẫu trước khi phẫu thuật. Thái độ của ông là giúp đỡ bệnh nhân chứ không phải đưa ra bất kì bình phẩm, nhận xét nào về bệnh nhân như một nhà đạo đức học.
Không chỉ vậy, nhà phân tâm học, nhà trị liệu còn hướng đến việc thấu hiểu các khiếm khuyết tính cách nhất định trong con người, giúp họ ý thức về những dồn nén của mình thay vì đóng tâm trí trước chúng, tận dụng sự hiểu biết có được để phát triển tính cách của anh ta.
Phân tâm học thực sự có thể thay đổi bản chất và những động lực thay đổi con người. Một cuộc phân tâm trọn vẹn là một lần cải biến trọn vẹn con người.
“Tâm lí học, ở khía cạnh học thuật lẫn thực tiễn, giờ đây đang ở một ngã rẽ. Tương lai sẽ quyết định xem liệu nó vẫn vô ích như vậy hay sẽ trở nên có ích cho thực tiễn hơn. Nếu Harvey, khám phá ra rằng sự tuần hoàn của máu và đặt bước khởi tạo cho nền y học hiện đại, thì Freud cũng đã tạo ra con đường mới để tiến gần đến việc thấu hiểu tâm trí con người thông qua phân tâm học.
Thuật ngữ “bất thường” (abnormal) trong phân tâm học ám chỉ sự phóng đại các đặc điểm (tính cách hay suy nghĩ) nhất định khi chúng ta biểu lộ ra trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn, việc quên mất các từ quen thuộc và những rồn nén trong các ca loạn thần kinh chức năng là có cùng cơ chế với nhau. Khái niệm “vô thưc” trong phân tâm học thật độc đáo. Nó giải thích rằng, mọi dữ kiện thực tế của ý thức không thể thu thập chỉ bằng xem xét nội tâm trong phòng thí nghiệm. Cái gọi là liên tưởng tự do mà tâm lí học thực nghiệm nhấn mạnh, thực ra chẳng tự do chút nào. Nhất định nó phải được thúc đẩy bởi các trải nghiệm có trước (tiền lệ) hoặc bởi các cơ chế vô thức. Đây chính là thuyết tiền định tâm linh (cho rằng không gì xẩy ra trong đầu là ngẫu nhiên hay tùy hứng cá nhân). Thuyết này không chỉ giải thích khía cạnh tâm lí trong cuộc sống hàng ngày, mà còn giải thích giấc mơ và các biểu hiện rối loạn thần kinh chức năng. Tất cả những triệu chứng rối loạn thần kinh chức năng, khiếm khuyết trí nhớ, nói lỡ lời, v.v không phải khuynh hướng tình cờ mà đều có ý nghĩa và mục đích tâm lí rõ ràng. Nhưng ý nghĩa và mục đích này chỉ có thể được hé mở thông qua các phương thức kĩ thuật của phân tâm học.
Đầu óc con người luôn cảnh giác bảo vệ chính nó thông qua các hành động nén các kí ức đau buồn và lo âu vào trong vô thức. Nhưng đôi khi việc này vượt quá khả năng của nó và dẫn đến các chức rối loạn thần kinh. Phân tâm học là phương pháp thăm dò các sắp đặt tâm lí vô thức này. Toàn bộ phương pháp phân tâm dẫn ta đến thế giới của vô thức – một thế giới kì lạ, mam rợ, nguyên sơ. Đây là chỗ chứa những cảm xúc bị dồn nén, một dạng Titan nguyên chất. Từ tầng ý thức, chúng được nhìn nhận như một thể ngoại lai và biểu hiện bằng các cơn lo âu, sợ hãi, phiền muộn và suy nghĩ cưỡng ép. Nhiệm vụ của phân tâm học là tra ra nguồn cơn của những dồn nén bị giấu đi này.
Phân tâm học cho thấy rằng, những động cơ thẳm sâu thôi đẩy con người không thể giải thích dựa trên các phản ứng bề mặt bình thường. Chúng ta phải lần mò vào sâu hơn dưới lớp bề mặt đó: Những dồn nén và phản kháng mà một cá nhân không hề hay biết lại chính là một lực vô danh, vô hình điều hướng suy nghĩ của anh ta. Những hành động có lí trí của ý thức có thể khác nhau, song rút cùng các sắp đặt cảm xúc, vô thức của mọi loại đầu óc đều giống nhau”.

Sách khác của I.H.Coriat xuất bản tại VN: “Giải Mã Giấc Mơ – Tâm Lý Ứng Dụng Theo Nghiên Cứu Của Freud”: https://vientamlyhocnhanvan.com/product/giai-ma-giac-mo-tam-ly-ung-dung-theo-nghien-cuu-cua-freud/
Các sách khác về Phân tâm học: https://vientamlyhocnhanvan.com/product-category/phan-tam-hoc/
—————————
VIỆN TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN
Websit: https://vientamlyhocnhanvan.com/
Facebook: https://www.facebook.com/vientamlyhocnhanvan
Youtube: https://www.youtube.com/@vientamlyhocnhanvan
Email: vientamlyhocnhanvan@gmail.com
Hotline/zalo: 0365 797 485
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.