Người ta cứ bảo rằng thời bây giờ Marx đã không còn phù hợp nữa – Freud cũng hết thời rồi, nhưng Zizek – sau khi đưa ra những luận chứng cơ bản – lại nhận thấy rằng: đây mới là thời mà cuộc sống của chúng ta cần tới tư tưởng của Marx và Freud nhất. Đó là ý Zizek mở đầu “How to read Lacan” của ông. Và nếu trong Seminar V Lacan liên tục nhắc tới Marx và cho rằng chính Marx mới là người “nhìn” ra những diễn biến và hiện tượng “Giai đoạn Gương/Mirror Stage” – thì trong công trình “debut” của mình – “The Sublime Object of Ideology”, Zizek liên tục cho người đọc thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa tư tưởng của Marx – Freud và Lacan có liên quan mật thiết với nhau như thế nào, để chúng ta có thể mượn dùng làm lăng kính nhận thức rất sâu và kĩ những sự vụ nhân sinh mà chúng ta đang phải đối diện ở TK 21 này. Đọc Lacan qua Zizek là một “jouissance” lớn, khi qua những bộ phim thú vị như “They Live”, “City Lights” hay phim của Hitchcok, qua Kinh tế chính trị, qua đại dịch Covid, qua áo vàng Pháp, dù vàng Hồng Kông, Tư bản Mỹ, các hiện tượng văn hóa – chính trị – truyền thông – xã hội… Zizek cho ta hiểu về tư tưởng của Lacan trong những lát cắt rất sống động. Và ngoài Zizek thì những nhà Phân tâm lớn sau Lacan – những Lacanian khác, giúp chúng ta hiểu gì về tư tưởng của ông? Đó là một số thứ mà cuốn dẫn nhập này của Homer cho chúng ta biết.

LỜI NGƯỜI DỊCH 5
LỜI NÓI ĐẦU CỦA TỔNG BIÊN TẬP NXB ROUTLEDGE 85
LỜI CẢM ƠN 91
TẠI SAO LACAN? 93
MỘT SỐ TƯ TƯỞNG CHÍNH 111
1. Phổ Huyễn ảnh (Imaginary) 113
2. Phổ biểu trưng (Symbolic) 133
3. Phức cảm Oedipus và ý nghĩa của Phallus 155
4. Chủ thể của vô thức 173
5. Phổ Thực (Real) 193
6. Sự khác biệt tính dục 213
SAU LACAN 233
GỢI Ý ĐỌC THÊM 257
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐƯỢC TRÍCH DẪN 271
LƯU Ý VỀ VIỆC DỊCH HỆ BIỆT NGỮ PHÂN TÂM LACAN 283
Ghi chú 323
Các sách khác về Phân tâm học: https://vientamlyhocnhanvan.com/danh-muc-san-pham/sach-moi/phan-tam-hoc/
—————————-
PHÒNG SÁCH TÂM LÝ HỌC
www.psychology.edu.vn
Hotline/Zalo 0365 797 485
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.