Hiểu hết về tâm lý học sẽ bàn về mọi khía cạnh của tâm lý học – từ các học thuyết đến các phương pháp trị liệu, từ các vấn đề cá nhân đến những ứng dụng thực tế, tất cả đều được trình bày trong một cuốn sách dễ tiếp cận, thiết kế đẹp, có lối trình bày đơn giản mà tuyệt vời.
Sách bao gồm 4 phần:
Phần 1: TÂM LÝ HỌC LÀ GÌ?
1. Qúa trình phát triển của tâm lý học;
2. Học thuyết phân tâm học;
3. Tiếp cận hành vi học;
4. Thuyết nhân bản;
5. Tâm lý học nhận thức;
6. Tâm lý sinh học;
7. Não bộ hoạt động như thế nào;
8. Trí nhớ hoạt động như thế nào;
9. Cảm xúc hoạt động như thế nào?
Phần 2: CÁC RỐI LOẠN TÂM LÝ
Chẩn đoán rối loạn; Trầm cảm; Rối loạn lưỡng cực; Bệnh tâm thần thời kỳ mang thai; Rối loạn mất điều chỉnh tâm trạng gây rối; Rối loạn cảm xúc theo mùa; Rối loạn hoảng loạn; Những ám ảnh chuyên biệt; Ám ảnh sợ khoảng trống; Ám ảnh không gian kín; Rối loạn lo âu lan tỏa; Rối loạn lo âu xã hội; Rối loạn lo âu chia tách; Chứng câm chọn lọc; Rối loạn ám ảnh cưỡng chế; Rối loạn tích trữ; Rối loạn khiếm khuyết cơ thể/ mặc cảm ngoại hình; Rối loạn cạy da và bứt tóc; Rối loạn lo âu bệnh tật; Rối loạn căng thẳng hậu sang chấn; Phản ứng căng thẳng cấp tính; Rối loạn điều chỉnh; Rối loạn phản ứng gắn bó; Rối loạn tăng động giảm chú ý;
Rối loạn phổ tự kỷ; Tâm thần phân liệt; Rối loạn phân liệt cảm xúc – Hội chứng căng trương lực; Rối loạn hoang tưởng – Hội chứng sa sút trí tuệ;Chứng tổn thương não mãn tính do chấn thương; Mê sảng – Trạng thái lú lẫn cấp; Rối loạn sử dụng chất; Rối loạn kiểm soát; Xung động và nghiện; Rối loạn cở bạc; Chứng ăn cắp vặt; Chứng cuồng phóng hỏa; Rối loạn bản thể danh tính phân ly; Giải thể nhân cahcs và tri giác sai thực tại; Quên phân ly;Chán ăn tâm thần; Chứng ăn ói; Rối loạn ăn vô độ; Hội chứng pica; Các dạng rối loạn giao tiếp; Rối loạn giấc ngủ; Rối loạn tic; Rối loạn nhân cách; Các rối loạn khác.
Phần 3: CÁC LIỆU PHÁP TRỊ LIỆU CHỮA LÀNH
1. Sức khỏe và trị liệu
2. Liệu pháp tâm động học
3. Liệu pháp nhận thức và hành vi
4. Các liệu pháp nhân bản
5. Liệu pháp hệ thống
6. Liệu pháp sinh học
Phần 4: TÂM LÝ HỌC TRONG THẾ GIỚI THỰC
1. Tâm lý học về bản thể bản ngã
2. Tâm lý học về mối quan hệ
3. Tâm lý học trong giáo dục
4. Tâm lý học công sở
5. Tâm lý học HFE
6. Tâm lý học tư pháp
7. Tâm lý học chính trị
8. Tâm lý học trong cộng đồng
9. Tâm lý học người tiêu dùng
10. Tâm lý học thể thao
“Nằm ở giao lộ của nhiều bộ môn khoa học, trong đó có sinh học, triết học, xã hội học, y học, nhân chủng học, và trí tuệ nhân tạo, từ xưa đến nay tâm lý học vẫn luôn là một bộ môn đẩy lôi cuốn. Làm cách nào các nhà tâm lý học giải mã được hành vi con người, để hiểu được tại sao chúng ta lại làm những điều chúng ta làm? Tại sao lại có nhiều phân nhánh và cách tiếp cận đến thế, và thực tế chúng hoạt động trong đời sảng hàng ngày của chúng ta ra sao? Tâm lý học là một môn nghệ thuật hay một môn khoa học, hay là một sự hòa trộn của cả hai?
Dẫu các lý thuyết thịnh hành rồi lại lỗi thời, và các tìm tòi, thử nghiệm và nghiên cứu liên tục được triển khai, bản chất cốt lõi của tâm lý học vẫn là để lý giải hành vi của cá nhân dựa trên cƠ SỞ Cơ chế vận hành của tâm trí. Trong những giai đoạn hỗn loạn và bất định, con người càng muốn tìm về tâm lý học và các nhà tâm lý để giúp họ hiểu được tại sao những người có quyền uy và tầm ảnh hưởng lại hành động như họ hành động, và các hệ quả tác động khả dĩ của những hành động đó. Nhưng tâm lý học cũng có mối tương quan vô cùng lớn đến những khía cạnh gần gũi với chúng ta hơn là các chính trị gia, những ngôi sao, những ông trùm kinh doanh – nó nói cho chúng ta biết rất nhiều điều về chính gia đình, bạn bè, vợ chồng và đồng nghiệp của chúng ta nữa. Nó cũng có mối liên hệ chặt chẽ đến cách chúng ta hiểu về tâm trí của chính bản thân, dẫn dắt chúng ta đến với một sự tự nhận thức cao hơn về chính những suy tư và hành vi của mình.
Bên cạnh việc mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết nền tảng về tất cả các lý thuyết, các chứng rối loạn, và phương pháp trị liệu khác nhau vấn cấu thành nên lĩnh vực nghiên cứu không ngừng biến đổi này, tâm lý học Còn đóng một vai trò hết sức to lớn trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Dẫu là trong giáo dục, tại công sở, trong thể thao, hay trong các mối quan hệ cá nhân và mật thiết của chúng ta, đến cả trong cách chúng ta tiêu tiền hay bầu cử, vẫn luôn có một nhánh tâm lý học tác động đến mỗi người trong chúng ta trong đời sống hằng ngày, một cách lâu dài và liên tục.
Sách bìa chứng, in màu hoàn toàn.
RỐI LOẠN ĂN UỐNG VÔ ĐỘ
Với căn bệnh này, một người thường xuyên ăn quá nhiều để đương đầu với lòng tư tôn thấp và nỗi khổ sở, mặc dù trên thực tế việc ăn uống vô độ chỉ càng khiến cho chứng trầm cảm và lo âu trở nên tệ hơn.
Một người mắc rối loạn ăn vô độ thường xuyên ăn nhanh chóng với lượng lớn khi không thấy đói, ăn một mình hay ăn một cách bí mật, và cảm thấy hổ thẹn và nghê tởm bản thân sau một đợt ăn điên cuồng. Họ cảm thấy mình không có chút kiểm soát nào về số lượng và tần suất ăn uống của mình.
Lòng tự tôn thấp, trầm cảm, lo âu, căng thẳng, giận giữ, buồn chán, cô đơn, bất mãn với cơ thể, áp lực phải trở nên mảnh dẻ, các biến cố, và gia đình từng có người mắc các rối loạn ăn uống – tất cả đều là nhân tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Rối loạn này cũng có thể xuất hiện sau một đợt ăn kiêng nghiêm ngặt, khi một người rất đói lên cơn thèm ăn. Đây là rối loạn thường gặp nhất ở Hoa Kỳ
…
Với ” How Psychology Works – Hiểu Hết Về Tâm Lý Học”
—————————-
VIỆN TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN
Websit: https://vientamlyhocnhanvan.com/
Facebook: https://www.facebook.com/vientamlyhocnhanvan
Youtube: https://www.youtube.com/@vientamlyhocnhanvan
Email: vientamlyhocnhanvan@gmail.com
Hotline/zalo: 0365 797 485
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.