Hiện tại GS. Nguyễn Công Khanh là Giảng viên cao cấp, nhà nghiên cứu (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã tham gia hàng chục đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ trọng điểm, cấp bộ, dự án WB, READ…
Ông không chỉ nổi tiếng trong các lĩnh vực như nghiên cứu các năng lực trí tuệ (IQ, CQ, EQ, SQ…); tư vấn tâm lí học đường, phương pháp phát triển trí tuệ, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống… giải mã sự phát triển trí não (tâm trí)… để thành công học đường và thành đạt trong cuộc sống, ông còn say mê nghiên cứu về tâm trí và sức khỏe (dưỡng sinh tâm thể thiền, yoga…). Ông là tác giả, đồng tác giả của gần 30 cuốn sách, trên 80 bài báo khoa học. Ông đã tham gia hàng trăm buổi nói chuyện, tư vấn về giáo dục trẻ em trên các kênh truyền hình VTV1, VTV2, VTV3, 02TV… tư vấn trực tuyến trên VNEXPRESS; VOV: VIETNAMNET.; Ông cũng là chuyên gia hàng đầu về đo lường, đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Đội ngũ tác giả cuốn sách này GS Nguyễn Công Khanh (cb), Đào Thị Oanh
MỤC LỤC
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
1.1. Vai trò của kiểm tra đánh giá trong giáo dục.
1.2. Mục đích, mục tiêu của kiểm tra đánh giá trong giáo dục.
1.3. Các hình thái đánh giá trong giáo dục
1.4 Các khái niệm cơ bản.
1.5. Các loại hình đánh giá (types of assessment) trong giáo dục.
1.6. Lí thuyết khảo thí cổ điển và khảo thí hiện đại.
1.7. Quy trình và năng lực thiết lập một kế hoạch đánh giá trên lớp phù hợp.
Câu hỏi và bài tập Chương 1
Chương 2. CÁC CÔNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
2.1. Các phương pháp kiểm tra đánh giá.
2.2. Một số công cụ kiểm tra đánh giá
2.3. Kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh
2.4. Đánh giá kết quả học tập trên lớp học.
2.5. Quy trình và kĩ thuật thiết kế để kiểm tra, thị trắc nghiệm khách quan.
2.6. Quy trình và ki thuật thiết kế để kiểm tra, thi kiểu tự luận
Câu hỏi và bài tập Chương 2.
Chương 3. XỬ LÍ VÀ PHÂN HỒI KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
3.1. Xu hướng đối mới và triết lý đánh giá vì sự tiến bộ học tập.
3.2. Yêu cầu nguyên tắc kiểm tra đánh giá hỗ trợ cải tiến chất lượng học tập.
3.3 Xử lí kết quả kiểm tra đánh giá.
3.4. Phản hồi kết quả kiểm tra đánh giá
3.5. Các quan điểm và văn bản ban hành về kiểm tra đánh giá.
Câu hỏi và bài tập Chương 3
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Khởi động, làm quen.
Phụ lục 2: Đánh giá năng lực suy ngẫm .
Phụ lục 3: Bài tập đánh giá năng lực giải bài toán điền ô Sudoku.
Phụ lục 4: Bài tập đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ
Phụ lục 5: Đánh giá năng lực dựa trên thang nhận thức của Bloom.
Phụ lục 6: Xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động dạy và học tích cực.
Phụ lực 7: Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí (Rubric)
Phụ lục 8: Quy trình thiết kế công cụ đo và những kĩ thuật thiết kế câu hỏi (Item)
Phụ lục 9: Xây dựng bộ trắc nghiệm (test) kiểm tra khảo sát đầu ra môn Toán lớp 1
Phụ lục 10: Hướng dẫn kĩ thuật chấm điểm bài kiểm tra tự luận.
Phụ lục 11a: Thang đo áp lực cuộc sống.
Phụ lục 11b: Thang đo hài lòng cuộc sống.
Phụ lục 12. Thang đo năng lực ứng phó giải quyết vấn đề ở lửa tuổi vị thành niên.
Phu lục 13: Bảng kiểm.
Phụ lục 14: Thang đo hành vi CTRS-28.
Phụ lục 15: Hồ sơ học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Xu hướng chung của dạy học trên thế giới hiện nay là chuyển từ mục tiêu cung cấp tri thức sang hình thành các năng lực ở người học, hoạt động dạy định hướng vào tích cực hoá người học (học thế nào?).
Năng lực của học sinh phổ thông không chỉ là tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức mà quan trọng là khả năng hành động, ứng dụng/vận dụng tri thức để giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Năng lực không chỉ là tri thức, kĩ năng, thái độ mà là sự kết hợp của cả ba yếu tố này, thể hiện ở khả năng hành động (thực hiện), muốn hành động và sẵn sàng hành động (gồm động cơ, ý chí, tự tin, trách nhiệm xã hội).
Năng lực của học sinh gồm các năng lực nhận thức (ngôn ngữ, tính toán, suy luận logic, tri giác không năng lực nghĩ về cách suy nghĩ – siêu nhận thức) và các năng lực phi nhận thức (năng lực vượt khó, thích ứng, thay đổi/tạo niềm tin tích cực, ứng phó stress, lãnh đạo/phát triển bản thân).
Để chuẩn bị cho công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông của Việt Nam theo hướng tiếp cận năng lực, mà kiểm tra đánh giá được xem là khâu đột phá, thông qua chương trình READ‘, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao triển khai biên soạn học phần Đánh giá trong giáo dục dành cho đối tượng sinh viên các trường, khoa Sư phạm.
Mục tiêu chung của học phần Đánh giá trong giáo dục này nhằm phát triển cho sinh viên ngành sư phạm các năng lực cần thiết nhất để thiết kế và thực hiện các nhiệm vụ đánh giá chính yếu trong phạm vi lớp học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và hội nhập quốc tế, tạo cơ hội cho sinh viên sư phạm phát triển năng lực đánh giá giáo dục.
Mục tiêu cụ thể là sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ đạt mức vận dụng cơ bản các năng lực sau về đánh giá hoạt động học tập trên lóp: mỗi năng lực là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đánh giá học sinh, sinh viên cần thực hiện các nhiệm vụ đó bằng cách kết hợp các kiến thức, kĩ năng và thái độ.
(1) Thực hiện đánh giá trên lớp để phát triển học tập: Kết hợp đánh giá với quá trình giảng dạy – học. Sinh viên sẽ có thể tích hợp mối quan hệ biện chứng giữa giảng dạy và đánh giá trong thiết kế các thành phần của kế hoạch đánh giá trên lớp, sử dụng các phương pháp đánh giá học sinh trên lớp theo định hướng phát huy năng lực tự học của người học, giúp người học cảm thấy mình có khả năng học và muốn học.
(2) Thiết kế một số công cụ đánh giá cơ bản để phát triển năng lực cho học sinh: Năng lực này bao gồm việc phân biệt tầm quan trọng của các loại công cụ đánh giá khác nhau cho mục đích đánh giá trên lớp, sử dụng các loại công cụ, kĩ thuật đánh giá trên lớp học để phát triển học tập.
(3) Xử lí kết quả đánh giá: Sinh viên sẽ có thể áp dụng các mô hình đo lường thống kê khác nhau trong các lí thuyết đánh giá cổ điển và hiện đại trong điều kiện Việt Nam để phân tích các loại kết quả học tập của học sinh, cụ thể như phân tích các chỉ số thống kê của kết quả đánh giá dạng định lượng.
(4) Phản hồi thông tin về kết quả đánh giá cho học sinh: Năng lực cốt lõi này của quy trình đánh giá bao gồm việc cung cấp phản hồi, nhận xét cho học sinh và các đối tượng khác
NXB : NXB Đại Học Sư Phạm
Bìa : mềm
Tác giả: Nguyễn Công Khanh (cb), Đào Thị Oanh
Số trang: 280
Năm xuất bản: 2021
Tham khảo các sách của GS. Nguyễn Công Khanh:
1/ Trị Liệu Tâm Lý – Cơ Sở Lý Luận Và Thực Hành Điều Trị Tâm Bệnh: https://vientamlyhocnhanvan.com/product/tri-lieu-tam-ly-co-so-ly-luan-va-thuc-hanh-dieu-tri-tam-benh/
2/ GT Kiểm Tra Đánh Giá Trong Giáo Dục: https://vientamlyhocnhanvan.com/product/gt-kiem-tra-danh-gia-trong-giao-duc/
3/ Phương Pháp Phát Triển Trí Tuệ Cho Trẻ Em (Mầm non và Tiểu học): https://vientamlyhocnhanvan.com/product/phuong-phap-phat-trien-tri-tue-cho-tre-em-mam-non-va-tieu-hoc/
4/ Phương Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Sống, Giá Trị Sống: https://vientamlyhocnhanvan.com/product/phuong-phap-giao-duc-ky-nang-song-gia-tri-song/
5/ Giải Mã Tâm Lí Khám Phá Bí Ẩn Trong Hành Vi Và Cảm Xúc: https://vientamlyhocnhanvan.com/product/giai-ma-tam-li-kham-pha-bi-an-trong-hanh-vi-va-cam-xuc/
———————
VIỆN TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN
Websit: https://vientamlyhocnhanvan.com/
Facebook: https://www.facebook.com/vientamlyhocnhanvan
Youtube: https://www.youtube.com/@vientamlyhocnhanvan
Email: vientamlyhocnhanvan@gmail.com
Hotline/zalo: 0365 797 485
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.