Một vấn đề đặt ra trong nghiên cứu hành vi con người mà các nhà khoa học dưới các cách tiếp cận khác nhau luôn trăn trở tìm kiếm bản chất hành vi con người là gì? Cái gì thúc đẩy hành vi? Đích đến hành vi con người là gì? Yếu tố môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến cá nhân để họ có hành vi này mà không phải hành vi khác trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể?
Đó là các vấn đề được đặt ra của các trường phái khác nhau khi nghiên cứu hành vi con người, từ cách tiếp cận nhu cầu của A. Maslow, tiếp cận nhận thức của J. Piagiet, tiếp cận học tập xã hội của A. Bandura… đến cách tiếp cận hoạt động của A. N. Leonchiev và đặc biệt cách tiếp cận tâm linh khi phân tích hành vi con người.
GT “Hành vi con người và Môi trường xã hội” được thực hiện bởi PGS. TS. Nguyễn Hồi Loan và TS. Trần Thu Nương, giảng viên Tâm lý học Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Sách bao gồm 4 chương:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
1. Hành vi con người
2. Môi trường xã hội
3. Lý thuyết hệ thống sinh thái
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ CỦA HÀNH VI CÁ NHÂN
1. Các đặc điểm cá nhân và ảnh hưởng của chúng đến hành vi
2. Nhóm và các yếu tố nhóm ảnh hưởng đến hành vi cá nhân
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI CON NGƯỜI
1. Lý thuyết hành vi
2. Lý thuyết phân tâm
3. Lý thuyết Tâm lý học nhân văn
4. Lý thuyết nhận thức của Jean Piagiet
5. Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erik Erikson
6. Lý thuyết học tập xã hội của Anbert Bandura
7. Lý thuyết gắn bó của John Bowlby
8. Lý thuyết hoạt động
9. Lý thuyết tâm linh về hành vi con người
CHƯƠNG 4: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC GIỮA HÀNH VI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
1. Giai đoạn thai nhi
2. Tâm lý trẻ sơ sinh đến 2 tháng tuổi
3. Sự phát triển của trẻ từ 2 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi (tuổi hài nhi)
4. Sự phát triển tâm lý ở tuổi nhà trẻ (từ 1 đến 3 tuổi)
5. Sự phát triển tâm lý ở tuổi mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi)
6. Sự phát triển tâm lý ở tuổi nhi đồng (từ 6 đến 11 tuổi, học sinh tiểu học)
7. Sự phát triển tâm lý ở tuổi thiếu niên (từ 11 đến 15,16 tuổi, học sinh THCS)
8. Sự phát triển tâm lý ở tuổi đầu thanh niên (từ 15,16 tuổi đến 18 tuổi, học sinh THPT)
9. Sự phát triển tâm lý ở tuổi thanh niên (từ 18 đến 25 tuổi)
10. Sự phát triển tâm lý ở tuổi trưởng thành (từ 25 đến 40 tuổi)
11. Sự phát triển tâm lý ở tuổi già (từ 60 tuổi trở đi).
Ngày xuất bản | 2019-12-01 00:00:00 |
Kích thước | 16 x 24 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 817 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội |
—————————-
PHÒNG SÁCH TÂM LÝ HỌC
www.psychology.edu.vn
Hotline/Zalo 0365 797 485
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.