Hầu hết chúng ta đều nghĩ mình trung thực, nhưng, trên thực tế, tất cả chúng ta đều dối trá. Từ Washington đến Phố Wall, từ lớp học đến nơi làm việc, hành vi phi đạo đức xuất hiện ở khắp mọi nơi. Không ai trong chúng là ngoại lệ, cho dù đó là một lời nói không gây hại (white lie) đến các báo cáo tài chính gian lận.
Với cuốn sách “Bản chất của dối trá”, Dan Ariely sẽ giúp chúng ta thay đổi cách chúng ta nhìn nhận chính mình, hành động của bản thân và những người khác.
“Cuốn sách này sẽ lý giải những động cơ lý giữa lợi và hại được cho là sẽ dấn đến hành vi thiếu trung thực, bên cạnh đó là những động cơ phi lý trí tưởng chừng như vụn vặt, nhưng lại khiến chúng ta phạm tội. Cuốn sách cũng sẽ thảo luận về những yếu tố khiến thói bất lương bộc lộ chân tướng và cách chúng ta lừa dối kẻ khác vì lợi ích bản thân, trong khi vẫn giữ quan điểm tích cực về phẩm giá của chính chúng ta, một khía cạnh trong hành vi khiến chúng ta bộc phát bản tính không thành thật của mình”. (Trích Bản chất của dối trá)
Trong “Bản chất của dối trá”, Ariely đề cập đến một khía cạnh: Gian dối không phải lúc nào cũng xấu!
Ariely lưu ý rằng “chúng ta nhanh chóng và dễ dàng tin vào những gì phát ra từ chính miệng mình”, điều này có nghĩa là một khi chúng ta đặt lòng tin vào cái gì đó thì chúng ta thường thực sự tin rằng chúng ta xứng đáng với nó. Trong một tình huống thực nghiệm, sinh viên được thúc đẩy để gian lận trong nhiệm vụ của mình, họ bắt đầu tin rằng kĩ năng của họ đã được nâng cao. Họ chắc chắn biết rằng mình đang sử dụng đáp án để “giải quyết” vấn đề. Tuy nhiên, họ bắt đầu thổi phồng nhận thức của mình trong giải quyết tình huống. Điều này được gọi là một mũi tên trúng hai con chim. Họ không cảm thấy tội lỗi vì đã gian lận, và vì thế họ quên đi việc gian lận và hài lòng về kết quả của mình.
Dẫu cho tất cả sự hài hước mà Ariely thể hiện khi bàn về những thực nghiệm xuất sắc của mình, thì đây vẫn là một điều đáng buồn. Nhưng vẫn còn hi vọng. Mặc dù có thể gây ra hành vi dối trá ở con người một cách dễ dàng, việc giảm bớt tỷ lệ của các hành vi này cũng rất đơn giản. Nhìn chung, những nhắc nhở nhỏ về chuẩn mực đạo đức cơ bản có xu hướng cải thiện hành vi. Cho dù là Mười Điều Răn, hay là danh dự hoặc sự tuyên bố về các nguyên tắc chuyên môn thì cũng đều nhắc nhớ tới chuẩn mực đạo đức để giảm bớt hành vi gian lận. Ký vào một cam kết (ở đầu trang giấy) trước khi điền vào mẫu đơn hiệu quả hơn trong việc giảm gian lận, so với việc kí cam kết sau khi hoàn thành biểu mẫu. Ariely thích cho học sinh của mình tự viết ra “mật mã danh dự” vào bài làm để họ phải nghĩ về đạo đức hơn là chỉ ký vào cái gì đó một cách tự động.
Công ty phát hành | Alphabooks |
Ngày xuất bản | 2019-11-01 00:00:00 |
Kích thước | 13 x 20,5 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 332 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội |
Tham khảo sách khác của Dan Ariely:
1. “Phi lý trí”: https://vientamlyhocnhanvan.com/product/phi-ly-tri/
2. “Lẽ phải của phi lý trí::https://vientamlyhocnhanvan.com/product/le-phai-cua-phi-ly-tri/
3. “Bản chất của dối trá”: https://vientamlyhocnhanvan.com/product/ban-chat-cua-doi-tra/
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.