“Một mình có đáng sợ không?
Câu trả lời là có nếu người được hỏi là cha mẹ của một bạn trẻ đến tuổi dựng vợ gả chồng nhưng vẫn chưa dắt ai về ra mắt. Họ sẽ biểu đạt một loạt ước mong con mình “yên bề gia thất”, “lấy vợ rồi tu chí làm ăn”, “lấy chồng cho có người che chở”,…
Nếu người được hỏi là bác hàng xóm, họ hàng nhiều năm không gặp, người quen xã hội,… nói chung là những người chẳng biết bạn trẻ độc thân mấy, thì chao ôi, câu trả lời khả năng rất cao là CÓ, chữ CÓ to béo, kèm theo nhiều lời khuyên nhân sinh như “đến tuổi sống có trách nhiệm với người khác rồi đấy nhé”, “đừng sống vì bản thân nữa, lập gia đình rồi sinh cháu đi cho ông bà có niềm vui tuổi già”, “kén chọn vừa thôi, biết đủ mới là hạnh phúc”,…
Còn với chính những người độc thân, mọi câu trả lời có hoặc không chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.”
Cuốn sách này sẽ đồng hành cùng tất cả chúng ta – những người còn độc thân, đang phân vân trước ngã rẽ tình cảm, hoặc đã ở trong một mối quan hệ đôi lứa – trên hành trình hiểu về tình yêu và hiểu về chính mình. Vì hạnh phúc không chỉ có một dáng vẻ duy nhất.
Sách bao gồm 8 chương:
PHẦN 1. MỘT MÌNH
Chương 1. MỘT MÌNH CÓ ĐÁNG SỢ KHÔNG?
** Định kiến đối với người độc thân
** Nội hóa hay khước từ định kiến
** Khi định kiến phản ánh hợp lý một phần sự thực
** Gánh nặng tinh thần phụ nữ độc thân.
Chương 2. ĐIỂM NGOẠT CHO TRẠNG THÁI MỘT MÌNH
** Khi Cô Độc gặp gỡ Cô Đơn
** Khi sự thỏa hiệp với từ nỗi sợ độc thân
** Khi quyết định được cân nhắc dựa trên lòng tự trọng
** Khi cảm nhận được sự hữu hạn của cuộc đời
Chương 3. LÝ DO CỦA TRẠNG THÁI MỘT MÌNH
** Sản phẩm phóng chiếu của các kỳ vọng xã hội.
** Vấn đề bình đẳng và chuẩn mực giới mới.
** Nếu vẫn băn khoăn về nữ tính và nam tính.
** Sự bất an khi gắn bó
Chương 4. THỜI ĐIỂM NÀO ĐỂ NGƯỜNG MỘT MÌNH
** Khi đồng ý thực hiện nhiệm vụ cuộc đời.
** Khi mặt trời hóa tinh vân khổng lồ.
PHẦN 2. CÙNG NHAU
Chương 5. HIỂU VỀ TÌNH YÊU
** Các phản ứng hóa sinh.
** Những cách diễn đạt nhầm lẫn.
** Khác biệt giữa nam và nữ.
Chương 6. NHÌN LẠI MỐI QUAN HỆ VỚI CHA MẸ
** Sự lưu truyền thế hệ của hạnh phúc và bất hạnh.
** Chữa lành những điều dang dở
** Trợ giúp chuyên nghiệp trong tiến trình chữa lành.
Chương 7. GẮN BÓ AN TOÀN HƠN
** Những trở ngại của người gắn bó lo âu.
** Những trở ngại của người gắn bó né tránh.
** Sự va chạm cơ hội để đổi thay.
Chương 8. TRỞ THÀNH MỘT NỬA
** Sự chân thật.
** Lòng biết ơn.
** Sự tha thứ.
** Xin đừng hối thúc sự tha thứ.
LỜI KẾT
MỘT SỐ KHÁI NIỆM/ LÝ THUYẾT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRUONG CUỐN SÁCH
Video giới thiệu:
“Trong bối cảnh tranh cãi, đối với nam giới, việc ngừng tập trung vào niềm tin của mình, thực sự nghe người phụ nữ nói là cách họ khiến phụ nữ cảm thấy được hỗ trợ. Đối với nữ giới, việc họ tập trung vào bản thân, nói đúng điều họ muốn mà không áp lực lên nam giới là cách họ khiến nam giới cảm thấy được hỗ trợ trong cuộc tranh luận. Một cách ngắn gọn nhưng khái quát hơn, nam giới yêu khi biết quan tâm đến người khác, nữ giới yêu khi biết tập trung vào chính mình.
Các nhà tâm lý học đã bàn luận về tiến trình này thông qua khái niệm cái tôi kết nối (the connected self) và cái tôi chia tách (the separate self). Cái tôi kết nối đặt bản thân mình trong mối quan hệ với người khác: Những điều người khác nghĩ về mình quan trọng đối với cách mình tự cảm nhận về bản thân. Trái lại, cái tôi chia tách đặt mình vào trung tâm: Những điều người khác nghĩ về mình không quan trọng. Bạn xem này, trong gia đình thì người chồng hay khuyên người vợ là đừng cả nghĩ, người vợ hay khuyên người chồng đặt mình vào vị trí người khác mà nghĩ đúng không? Vì người phụ nữ phát triển cái tôi kết nối, còn đàn ông phát triển cái tôi chia tách.
Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định ngay từ thuở thiếu niên, nam giới đã phát triển cái tôi độc lập, nữ giới phát triển cái tôi liên cá nhân. Nữ giới có khả năng đồng cảm, nhạy cảm, cảm thấy có trách nhiệm với người khác hơn so với nam giới. Đối với phụ nữ, mất đi một mối quan hệ giống như mất đi một phần ý nghĩa về bản thân vậy(nghiên cứu của 1. Wang, C. L., & Mowen, J. C. (1997).
Nam giới trẻ tuổi phát triển thành một cá nhân độc lập thông qua sự chia tách. Họ tách mình khỏi ý kiến, cảm xúc của gia đình để làm chủ bản thân. Sự quyết đoán, tự chủ, khả năng ra quyết định, có trách nhiệm với cuộc sống riêng dựa trên nền tảng sự chia tách là các đặc điểm. Trong khi đó, tính nữ, hướng tới sự ôn hòa, đồng cảm, vị tha không dựa trên sự chia tách mà bị đe dọa bởi sự chia tách. Phải kết nối và lệ thuộc thì mới nữ tính được. Điều này đặt ra một nan đề cho phụ nữ là, nếu chỉ có sự nữ tính, họ không thể tự đứng vững. Nếu không tự đứng vững được, sự phụ thuộc vào ai đó chắc chắn sẽ xảy ra. Nếu người phụ nữ ấy được an toàn, hạnh phúc trong mối quan hệ mà cô ấy phụ thuộc, xin chúc mừng. Nhưng bất lợi sẽ xảy ra nếu người mà phụ nữ dựa vào rời xa cô ấy hoặc cảm nhận khác cô ấy. Cần nhấn mạnh rằng sự độc lập, tự chủ ở đây được hiểu trên khía cạnh tinh thần. Nghĩa là một người có khả năng đặt mình vào trọng tâm đời sống hay không.
Do đó, phụ nữ cần độc lập, tập trung vào bản thân trước khi tiếp tục phát triển tính nữ sẵn có trong mình. Người độc lập có thể cho đi tình yêu một cách lành mạnh. Người phụ thuộc sẽ gửi tình yêu và đòi lại sau đó. Hãy dừng một chút, quan sát xung quanh, bạn sẽ thấy điều này: Những người phụ nữ có tình yêu hạnh phúc, trưởng thành là những người vừa có sự độc lập nam tính, vừa vị tha nữ tính. Suy rộng ra cả nam và nữ, những người trưởng thành, giàu tình yêu nhất, bạn đều thấy ở họ vừa có sự vững vàng nam tính và sự ngọt ngào nữ tính. Vấn đề ở đây là phụ nữ sẽ cần bước nhiều hơn nam giới một bước để có khả năng yêu và hạnh phúc. Hãy mô phỏng thế này nhé:
Nam giới:
– Bước 1: chia tách để từ một đứa trẻ trở nên độc lập như một người đàn ông trẻ
– Bước 2: kết nối, quan tâm đến người khác như một người đàn ông trưởng thành (có thêm tính nữ)
Nữ giới:
– Bước 1: kết nối để từ một đứa trẻ sống như một người con gái trẻ
– Bước 2: chia tách để trở nên độc lập như một người tự chủ (có thêm tính nam)
– Bước 3: kết nối, quan tâm đến người khác như một người phụ nữ trưởng thành
Vậy đó, các cặp đôi gặp nhau, trong tình yêu, như một cơ hội để hoàn thiện bản thân, hoàn thiện khả năng yêu thương của những người trưởng thành”.
Với “Một mình tìm một nửa – Tâm lý học về độc thân và tình yêu” – TS. Đặng Hoàng Ngân
Sách khác của TS. Đặng Hoàng Ngân: “Cắt Nghĩa Muộn Phiền Theo Tâm Lý Học” https://vientamlyhocnhanvan.com/product/cat-nghia-muon-phien-theo-tam-ly-hoc/
————————-
VIỆN TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN
Websit: https://vientamlyhocnhanvan.com/
Email: vientamlyhocnhanvan@gmail.com
Youtube: https://www.youtube.com/@vientamlyhocnhanvanihp
Hotline/zalo: 0365 797 485
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.